Cách để xây nhà tiết kiệm chi phí nhất có thể? Kiến trúc An Phát chia sẻ kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm chi phí tổng hợp nhất
Chi phí khi xây nhà là một vấn đề mà hầu hết các chủ nhà đều quan tâm đến! Vậy luôn có những câu hỏi đặt ra rằng: Làm nhà hết bao nhiêu tiền? Kinh phí bằng này làm nhà đủ hay thiếu? Có cách nào để xây nhà tiết kiệm chi phí nhất không?
Cũng đã có rất nhiều những bài viết khác nhau chia sẻ về kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm, tuy nhiên lại khiến chủ nhà trở nên rối hơn. Ở bài viết này, Kiến Trúc An Phát xin chia sẻ kinh nghiệm làm nhà để tối ưu chi phí một cách tổng quát nhất để bạn đọc có thể hiểu hơn và có phương án chuẩn bị khi làm nhà, tránh được các chi phí phát sinh. Muốn làm nhà tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng bạn cần hiểu được rõ ràng quy trình làm nhà và những công việc cần làm trong khi xây nhà
>>> Xem thêm về KINH NGHIỆM PHONG THỦY
1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ:
Là giai đoạn trước khi tiến hành xây dựng. Khi đó bạn cần quan tâm đến các vấn đề cụ thể như sau:
- Đất xây dựng:
Khi bạn có dự định làm nhà, việc đầu tiên là cần có khu đất xây dựng.Trường hợp bạn chưa sở hữu mảnh đất nào, hãy lưu ý trong quá trình lựa chọn.
Các tiêu chí để lựa chọn khu đất xây dựng nhà ở gồm:
+ Lựa chọn theo vị trí địa lý: Nếu có thể hãy lựa chọn mảnh đất xây nhà ở vị trí thuận lợi có hướng Nam hoặc Đông Nam là đẹp nhất. Ngoài ra, bạn cần để ý đến các tiêu chí về mặt xã hội quan trọng như trường học, bệnh viện, giao thông thuận tiện, chợ, siêu thị, an ninh tốt, địa chất tốt,....
+ Lựa chọn theo hình dạng khu đất: Tránh phải những mảnh đất xấu theo phong thủy. Nếu có các mảnh đất phạm phong thủy xấu bạn cần đến các bên thiết kế tư vấn các phương án để hóa giải
+ Lựa chọn theo phong thủy khu đất: Lựa chọn dựa trên các yêu tố phong thủy học giữa thiên nhiên và con người
+ Lựa chọn theo điều kiện kinh tế của gia đình: Đây là yếu tố quan trọng nhất để quyết định đến sự lựa chọn của bạn
- Phong thủy:
Phong thủy nhà ở quan trọng nhưng cần được phối hợp với công năng và nhu cầu sử dụng hợp lí.Trước khi làm nhà bạn nên xem tuổi gia chủ, từ đó có thể nhờ thầy hoặc đơn vị thiết kế tư vấn về các hướng nhà tốt xấu, những hình dáng nhà đẹp nên làm và không nên làm, những điều kiêng kỵ cần tránh để đem lại tài lộc, sức khỏe cho gia chủ. Bởi người xưa có câu " An cư lạc nghiệp " , vì vậy vấn đề phong thủy làm nhà rất quan trọng khi xây dựng nhà ở.
- Kiến thức:
Nhiều gia chủ cảm thấy rất hoang mang vì có quá nhiều thứ cần phải tìm hiểu khi làm nhà.Tuy nhiên kiến thức làm nhà là điều bạn nhất định phải biết để có thể chủ động các công việc trong quá trình làm nhà, và tránh được những chi phí phát sinh.
- Thủ tục pháp lý:
Để được phép xây dựng thì bạn bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng. Bạn cần biết để được cấp phép xây dựng thì bạn cần những loại giấy tờ nào? Những quy định trong hồ sơ cấp phép ra sao? Đơn vị nào có thẩm quyền phê duyệt cấp phép? Và trình tự tiến hành xin cấp phép như thế nào ? ( Thường nếu bạn thuê đơn vị thiết kế họ sẽ làm cả hồ sơ cấp phép giúp bạn khi có yêu cầu ). Thời gian xin cấp phép xây dựng dao động từ 18-28 ngày khi bạn đảm bảo đầy đủ các giấy tờ để xin cấp phép
- Kinh phí làm nhà:
Kinh phí xây nhà quyết định đến hình thức kiến trúc ngôi nhà, vật liệu thi công. Và ngược lại đối với những nhà có kinh tế thoải mái hơn. Bạn nên lập bảng tính toán các chi phí khi làm nhà ở các giai đoạn, hạng mục khác nhau. Từ đó dự trù một khoản kinh phí để có thể chủ động, tránh để công việc rối loạn, gây phát sinh nhiều chi phí trong quá trình làm nhà.
- Thiết kế:
Bạn nên tìm đến đơn vị thiết kế kiến trúc chuyên nghiệp, đưa ra những yêu cầu về số phòng, số tầng, không gian sinh hoạt, hình thức kiến trúc để họ có thể tư vấn, thực hiện hóa chúng ra bản vẽ. Từ đó dẫn đến quá trình thi công nhà ở được thuận lợi, nhanh chóng, giúp việc xây nhà tiết kiệm kinh phí nhất có thể
- Kế hoạch thi công:
Trước khi tiến hành thi công Gia chủ cần chuẩn bị các công việc như: xem thời gian làm nhà, ngày động thổ, thời gian đổ mái,....để lựa chọn được ngày lành tháng tốt, đem lại may mắn. Tiếp đến cần vạch ra kế hoạch công việc, chi phí làm nhà ở từng công việc và thời gian làm việc nào trước, việc nào sau. Khi đã có kế hoạch rõ ràng thì việc thi công trở nên thuận lợi, dễ kiểm soát và không xảy ra nhiều sự việc phát sinh.
- Lựa chọn nhà thầu:
Nhà thầu quyết định đến chất lượng thi công của công trình. Hầu hết các chủ nhà không hiểu hết được các vấn đề về xây dựng, vì vậy việc tìm đến các nhà thầu chất lượng, uy tín rất cần thiết. Việc lựa chọn giữa rất nhiều nhà thầu hiện nay khuyên bạn nên dựa trên các yếu tố:
+ Giá trị pháp lý
+ Kinh nghiệm thi công
+ Các dịch vụ cung cấp
+ Giá thành thi công
+ Những cam kết từ phía nhà thầu
- Chuẩn bị mặt bằng:
Công tác chuẩn bị mặt bằng, nền móng là công tác từ phía nhà thầu xây dựng, bao gồm các công việc như: San lấp, làm sạch phát quang mặt bằng, giải tỏa kết cấu cũ. Tiếp đến là công tác chuẩn bị các yếu tố phục vụ quá trình thi công như nguồn điện, nguồn nước, công cụ che chắn, lập lán trại dànhcho công nhân, bạt phủ,... những vật dụng cần thiết. Bắt đầu vào quá trình làm móng
- Chuẩn bị vật tư:
Do đặc trưng mỗi vùng miền khác nhau về khí hậu, địa hình, vậy nên bạn cần tìm hiểu về các loại vật tư, phù hợp về độ bền, sự thích ứng và giá thành. Trường hợp bạn thuê đơn vị thi công trọn gói họ sẽ tư vấn và cung cấp vật tư cho bạn. Bạn cần kiểm soát và đảm bảo về số lượng , chất lượng và giá thành để quá trình xây nhà tiết kiệm chi phí nhất có thể!
Kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm chi phí
|
>>> Click để đọc thêm về TƯ VẤN XÂY NHÀ
2. GIAI ĐOẠN THI CÔNG:
- Khai báo ngày khởi công đến đơn vị cấp phường xã:
Việc khai báo ngày khởi công xây dựng nhà ở đến phường xã là quy định của pháp luật. Gia chủ cần thông báo đến các cơ quan cấp phép trước 7 ngày
- Lưu lại hiện trạng các công trình lân cận:
Một điểm cần được lưu ý thêm đó là khi nhà bạn được xây dựng trên khu đông dân cư, hoặc nhiều công trình xen kẽ, bạn cần chụp ảnh lưu lại hiện trạng các công trình lân cận, nhờ đến đơn vị thiết kế, đơn vị nhà thầu hoặc chủ đầu tư lập hồ sơ hiện trang về các công trình nhà ở lân cận. Khi lập hồ sơ hiện trạng chú ý phải có xác nhận của cả 2 bên mới có thể tiến hành đo vẽ. Điều này giúp bạn tránh những rắc rối có thể xảy ra trong quá trình xây dựng, nhằm mục đích giải quyết những khiếu nại về sự ảnh hưởng, hư hỏng công trình lân cận.
- Giám sát thi công:
Cần lựa chọn được đơn vị thi công chất lượng hoặc thuê nhân công, đội thợ tại khu vực, và đặc biệt là cần tìm được người giám sát thi công giỏi, có chuyên môn. Người giám sát thi công là người đảm bảo cho các công đoạn trong quá trình xây dựng được thực hiện đúng thiết kế, đúng kỹ thuật, đúng giai đoạn và tiến độ. Người giám sát có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của công trình, chủ nhà nên yêu cầu người giám sát thực hiện bản kê nhật ký thi công. Thực tế rất nhiều trường hợp gia chủ cũng có thể trở thành người giám sát, tuy nhiên bạn cần có kiến thức và có kinh nghiệm trong xây dựng.
- Thi công hoàn thiện phần thô:
Hoàn thiện phần thô là gì? Định nghĩa về phần thô có lẽ nhiều chủ nhà chưa hiểu hết. Tổng quát khái niệm phần thô là những hạng mục nằm bên trong, không thể trực tiếp nhìn thấy. Phần thô được xem như phần sườn của ngôi nhà bao gồm các kết cấu BTCT ( Móng, sàn, cột, dầm ), phần tường gạch, vữa cán nền, các hệ vì kèo sắt hộp, hồ tô tường, mái, ống điện nước âm tường, âm sàn, tủ điện, hệ thống dây điện âm tường âm sàn
Quá trình hoàn thiện phần thô được thực hiện bao gồm những phần việc:
• Phần Móng: Các công việc thực hiện bao gồm: Đào đất, đắp đất, gia công cốp pha, cốt thép, đổ bê tông.
• Phần Thân: Thực hiện gia công cốt pha, cốt thép, tiến hành đổ bê tông cột, sàn, dầm, cán nền,…
• Phần Mái: Tiến hành lắp dựng xà gồ, vì kèo, ...
• Phần cửa: Lắp đặt các khung bao cửa,...
• Phần điện nước: Đi đường ống, dây diện, đây mạng, cáp quang,...
- Giai đoạn hoàn thiện:
Quy trình đi vào hoàn thiện căn nhà đều có các bước khá giống nhau gồm: Lớp trát tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn ốp đá, lắp đặt các hệ thống cửa, kỹ thuật điện, nước, điện thoại , truyền hình, lan can, cầu thang, làm trần thạch cao ( nếu có ), lát nền, lắp đặt nội thất cho ngôi nhà cho các phòng: Phòng khách, bếp, phòng ngủ, WC, ...
Lưu ý: Kinh nghiệm xây nhà khi lắp đặt nội thất: Lắp đặt hoàn thiện nội thất là khâu dễ phát sinh nhiều chi phí nhất bởi trong quá trình lựa chọn lắp đặt sẽ xảy ra những sở thích, cảm quan cá nhân khác vượt kên trên phần kinh phí dự trù. Vậy nên việc hoàn thiện nội thất bạn cần được sự tư vấn của đơn vị thiết kế sao cho phù hợp với phong cách, màu sắc, và kinh tế nhất. Hoặc bạn có thể tham khảo các kinh nghiệm, sự tư vấn từ người quen để có cách xây nhà tiết kiệm chi phí nhất
Làm thế nào để tiết kiệm chi phí khi làm nhà
|
>>> Xem CÁCH TÍNH CHI PHÍ LÀM NHÀ
3. NGHIỆM THU, HOÀN THÀNH, ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
Bước vào giai đoạn nghiệm thu cuối cùng, đơn vị nhà thầu bàn giao lại công trình xây dựng một cách hoàn chỉnh, đảm bảo đã đạt chất lượng. Kết thúc quá trình xây dựng chủ nhà thanh toán toàn bộ chi phí như hợp đồng. Sau đó bên phía đơn vị nhà thầu, thi công tiến hành dọn dẹp vệ sịnh, bàn giao lại công trình kèm toàn bộ hồ sơ liên quan.
" Trên đây Kiến Trúc An Phát đã nêu ra những bước, quy trình cần phải biết và hiểu làm như thế nào khi bạn muốn làm nhà . Điều này giúp gia chủ có thể lên kế hoạch về quy trình các bước xây nhà chi tiết nhất, giúp quá trình xây nhà tiết kiệm chi phí nhất, hoàn thành đúng tiến độ và có được kế hoạch giám sát chi tiết các công đoạn xây nhà sát sao nhất ."