Mái nhà là yếu tố đặc biệt quan trọng với kiến trúc biệt thự tân cổ điển. Cùng An Phát Group tìm hiểu các loại mái sử dụng phổ biến hiện nay khi thiết kế kiến trúc biệt thự tân cổ điển.
Trong thiết kế kiến trúc, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vẻ đẹp của tổng thể công trình. Riêng với hạng biệt thự tân cổ điển, phần mái ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chức năng cơ bản. Nó được ví như vương miện lộng lẫy tôn lên giá trị và đẳng cấp của gia chủ.
Hiện tại, có 4 loại mái thường được sử dụng cho biệt thự cổ điển:
- Mái vòm lộng lẫy
- Mái mansard
- Mái thái
- Mái lợp chéo, mái nhật…
Mỗi loại mái có ưu nhược điểm khác nhau, nên KTS phải có nhiều kinh nghiệm và kiến trúc chuyên môn để đạt yêu cầu. Trong bài viết dưới đây, An Phát Group chia sẻ những kinh nghiệm trong thi công và thiết kế mái biệt thự tân cổ điển.
Kinh nghiệm thiết kế biệt thự tân cổ điển mái vòm
Đặc điểm kiến trúc mái vòm
Mái vòm biệt thự tân cổ điển là dạng mái có kiến trúc hình bán nguyệt. Hình ảnh mái vòm quen thuộc và phổ biến trong kiến trúc biệt thự cổ điển và tân cổ điển lộng lẫy. Biểu tượng mái vòm thể hiện quyền lực và bề thế của gia đình.
Các loại mái vòm phổ biến
Bao gồm:
- mái vòm đơn
- mái vòm kép
- mái vòm đối xứng
- mái vòm bất đối xứng
- mái vòm nhọn kết hợp với mái vòm vuông
Giải pháp thiết kế thi công mái vòm phổ biến
- Màu sắc: tổng thể sử dụng tông màu nhẹ nhàng tự nhiên như trắng, kem, vàng nhạt. Cho nên phần mái thường sử dụng màu sắc đối lập để tạo nên điểm nhấn nổi bật nên thường sử dụng màu đen hoặc màu xanh đen.
- Vật liệu: thường sử dụng gỗ, đất gạch. Nhưng hiện nay sử dụng những vật liệu hiện đại như bê tông, cốt thép, kính, ngói lợp bằng đá… Đối với kiến trúc biệt thự tân cổ điển, chủ đầu tư thường bố trí các chi tiết được dát vàng để tôn lên đẳng cấp công trình.
Kinh nghiệm thiết kế biệt thự tân cổ điển mái mansard
Đặc điểm kiến trúc mái mansard
Mái mansard đặc trưng cho kiến trúc biệt thự tân cổ điển phong cách Pháp. Hệ mái này có dạng hình thang màu đen úp lên thân trên biệt thự. Tạo thành tầng trên cùng có tác dụng điều hoà nhiệt độ của không gian bên dưới.
Biệt thự tân cổ điển mái mansard tăng chiều cao, gia tăng công năng tầng áp mái. Xem chi tiết công trình tại đây!
Giải pháp thiết kế thi công mái mansard phổ biến
Phiên bản gốc của mái mansard thường dùng phiến đá đen. Tuy nhiên, do đặc thù khó kiếm và chi phí đắt đỏ. Cho nên, khi du nhập vào Việt Nam có những thay đổi, cải tiến sao cho phù hợp hơn.
Trong đó phổ biến với các giải pháp như sau:
- Đổ bê tông mái bằng, sau đó đổ tiếp khối mái hình thang phía trên.
- Đổ bê tông nguyên bộ mái mansard phía trên. Sau đó làm trần thạch cao chống nóng.
- Thi công hệ khung vì kèo rồi bắn ngói hoặc tấm lợp tôn giả ngói màu đen để tạo thành khối mái Mansard.
Kinh nghiệm thiết kế biệt thự tân cổ điển mái thái
Đặc điểm kiến trúc mái thái
Mái Thái là một trong những hệ mái biệt thự tân cổ điển được sử dụng nhiều trong thiết kế kiến trúc hiện nay. Thậm chí các mô hình nhà phố, nhà ống cũng rất hay dùng kiểu mái này bởi những ưu điểm mà nó mang lại cho người sử dụng.
Độ dốc mái Thái biệt thự tân cổ điển khoảng 30-45 độ. Cho nên, hệ mái có khả năng làm mát rất tốt vào mùa hè, che chắn gió vào mùa đông.
Hệ thống vỉ kèo mái Thái khá đơn giản, trọng lượng nhẹ và không gây áp lực cho toàn bộ công trình cũng như phần móng. Cũng chính nhờ lý do này, việc thi công mái thái và thi công móng cũng vì thế mà được tiết kiệm và giảm bớt thời gian.
Độ dốc mái Thái biệt thự tân cổ điển khoảng 30-45 độ. Xem chi tiết công trình tại đây!
Giải pháp thiết kế thi công mái thái biệt thự
Trong quá trình thi công biệt thự tân cổ điển mái thái cần phải lưu ý những điểm sau:
Cần tính toán, đo đạc chuẩn trước độ dốc và độ nghiêng. Sai số dễ gây ra tình trạng nghiêng, lệch sang một bên… Độ dốc đẹp nhất là vào khoảng 30 độ, chiều xuôi mái ngói tối đa là 10m.
Những biệt thự tân cổ điển mái thái có độ dốc 45 độ có thể chọn mái ngói có độ xuôi từ 10- 15m. Nên lợp từ dưới lên trên để tạo độ chuẩn xác cao hơn.
Tùy theo từng nhu cầu thiết kế, kiến trúc sư ứng dụng kiểu mái phù hợp. Chia sẻ ngay bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé!